--> Những Quy tắc không thể bỏ qua để tăng tài chính mùa COVID - Đầu Tư Bất Động Sản Nhật Nam
Trang chủ / Các Kênh Đầu Tư Tiền Nhàn Rỗi / Những Quy tắc không thể bỏ qua để tăng tài chính mùa COVID

Những Quy tắc không thể bỏ qua để tăng tài chính mùa COVID

Đăng ngày: 07/19/2021
Người viết: .Phòng Truyền Thông Nhật Nam

nhung-quy-tac-khong-the-bo-qua-de tang-tai-chinh-mua-covid

Những Quy tắc không thể bỏ qua để tăng tài chính mùa COVID

Đại dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tại nhiều nơi, mọi người đang căng mình để chống dịch chính vì thế mọi ngành nghề và lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều công ty, doanh nghiệp đã phải điêu đứng, cắt giảm bớt nhân sự, cắt giảm lương để giảm bớt các chi phí. Cho nên, đây là lúc chúng ta cần chi tiêu một cách thông minh và hợp lý để vừa đảm bảo các nhu cầu thiết yếu vừa có khoản tiết kiệm cho tương lai.

Áp dụng Quy tắc 50/30/20

Nếu bạn không có thói quen lập kế hoạch tài chính chi tiêu hàng tháng hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Một kế hoạch tài chính chi tiết rõ ràng giúp bạn kiểm soát tốt dòng tiền ra và vào đồng thời việc ghi lại chi tiêu hàng tháng giúp chúng ta phân tích hành vi tiêu dùng trong quá khứ , hướng dẫn tiêu dùng trong tương lai. Trong kế hoạch chi tiêu hãy chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 danh mục với tỷ lệ phần trăm lần lượt là 50/30/20.

quy-tac-503020

Quy tắc 50/30/20

Nhóm 50% – Các nhu cầu yếu tố cần thiết

Bạn cần dành phần lớn tài chính cá nhân của mình cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đó sẽ là những khoản như thực phẩm, thuê nhà, điện, nước, internet,…

Nếu các chi phí thiết yếu này vượt quá 50% thì bạn cần linh hoạt các khoản chi để hạn chế tối đa việc phải phá vỡ kế hoạch chi tiêu, trường hợp bất khả kháng bạn có thể cắt xén các khoản cho phí khác để phục vụ các nhu cầu thiết yếu.

Nhóm 30% – Nhu cầu chi tiêu cá nhân

Là các khoản chi cho cá nhân ngoài các danh mục thiết yếu mà bạn đã liệt kê ở nhóm trên bao gồm : du lịch, mua sắm, giải trí.

Nhìn chung, nhóm này linh hoạt là bởi trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có rất nhiều khoản phải chi dùng mà không thể kể tên, mục tiêu chung là giảm bớt chi phí ở nhóm linh hoạt và tăng nhóm tích luỹ lên.

Nhóm 20%: Nhóm tích luỹ – Mục tiêu tài chính

Đây là khoản dành để tích lũy, đầu tư cho tương lai. thông thường, nhóm này dùng để bỏ tiết kiệm, đầu tư vào các kênh sinh lời (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ,..), đầu tư cho giáo dục để có một vị trí tốt hơn cho tương lai. Giá trị khoản này càng lớn thì cuộc sống của bạn khi về hưu càng được đảm bảo. thực tế, chúng ta giàu lên từ số tiền 20 phần trăm tích lũy này.

Áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ

Mỗi chiếc lọ hay mỗi tài khoản sẽ có mục đích riêng. Nếu coi tổng thu nhập hàng tháng của bạn là 100% thì mỗi chiếc lọ này sẽ chiếm một khoản nhất định.

quy-tac-6-chiec-lo

Quy tắc 6 chiếc lọ

Lọ 1: Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%

Đây là lọ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu mỗi ngày của bạn và gia đình, như chi phí ăn uống, xăng xe, điện thoại, tiền học… Vì vậy, đây là lọ chiếm phần trăm cao nhất. Tác dụng của tài khoản này là để bạn biết được giới hạn chi tiêu, từ đó thay đổi lối sống cho phù hợp.

Lọ 2: Tài khoản tiết kiệm dài hạn 10%

ky-nang-quan-ly-tai-chinh-thong-min

Lập kế hoạch tài chính, chi tiêu hàng tháng

Đây là khoản tiền tiết kiệm dành để chi tiêu cho những việc trong tương lai. Số tiền trong chiếc lọ này sẽ dành cho những mục tiêu dài hạn, lớn hơn của bạn như mua xe, mua nhà, đi du lịch nước ngoài hoặc sinh em bé… Nếu bạn có nhiều mục đích dài hạn, hãy chia nhỏ con số 10% này theo thứ tự ưu tiên quan trọng của bạn, tính xem trong bao lâu thì bạn sẽ đạt được mục tiêu đó và cố gắng thực hiện. Tác dụng của tài khoản này là để bạn thấy rõ được mục đích mình nhắm tới, và tiết kiệm tiền dần dần cho việc đó.

Lọ 3: Tài khoản giáo dục 5%

Đây là quỹ để bạn dành cho việc học hành của bạn và con cái, chẳng hạn như tôi dành để mua sách cho con, cho bản thân mình; hay tham gia một vài khóa học như: học ngoại ngữ, học khiêu vũ, học làm bánh… Tác dụng của tài khoản này là bắt bạn phải liên tục đầu tư vào chính bản thân mình, vì càng đầu tư vào kiến thức thì bạn sẽ càng sinh lời, chẳng bao giờ sợ lỗ.

Lọ 4: Tài khoản tự do tài chính 10%

Bạn có thể gọi nó là quỹ hưu trí cũng được bởi nó sẽ có ích cho bạn khi không đi làm nữa mà vẫn không cần phải phụ thuộc vào tài chính của người khác. Đây sẽ là khoản để bạn tham vào các hoạt động như mua cổ phiếu, đầu tư vào chứng khoán, hùn vốn để làm ăn với bạn bè hoặc thậm chí là mở công ty riêng của mình. Bằng cách này, bạn đã tạo ra “con ngỗng” đẻ trứng vàng để bạn sử dụng khi không còn “làm công ăn lương”. Sau này nếu 90% kia đã tiêu hết thì bạn vẫn luôn còn 10% này nguyên vẹn và sinh lời.

Lọ 5: Tài khoản hưởng thụ 10%

Đây là khoản tiền để bạn dành cho việc hưởng thụ, chăm lo cho bản thân tôi. Bạn có thể dùng tiền trong tài khoản này để mua vài cái váy đầm, thỏi son hay đơn giản là ăn món nào đó mà bạn thích.Tác dụng của tài khoản này là để bạn tự thưởng, từ đó có động lực làm việc hơn.

Lọ 6: Tài khoản từ thiện 10%

Đây là tài khoản mà bạn sử dụng để làm từ thiện giúp đỡ người khác hay đóng góp cho lợi ích cộng đồng. Tài khoản này có thể giảm xuống 5% nếu như bạn có nhiều thứ phải chi trả hơn nhưng phải nhớ luôn dành ra một khoản để giúp đỡ người khác.

Nếu áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ này đúng cách, bạn không chỉ đủ ăn đủ mặc mà còn có thể chi tiêu vào việc ý nghĩa và tích cóp cho tương lai một cách dễ dàng.

Thủ thuật Kakeibo

thu-thuat-kakeibo

Thủ thuật Kakeibo

Kakeibo theo tiếng Nhật có nghĩa là cuốn sổ gia đình truyền thống. Kakeibo từng được xem là lối sống mới của người Nhật, giúp cho mọi người sử dụng đồng tiền mình làm ra một cách phù hợp.

Không cần công nghệ cao hay tính toán phức tạp, với phương pháp Kakeibo bạn chỉ cần loại bỏ những khoản chi phí không cần thiết, chỉ cần tập trung vào thói quen và quyết định của mình. Phương pháp này sẽ giúp bạn cắt giảm chi tiêu đến 35%.

Vào đầu mỗi tháng, bạn hãy ghi ra giấy những khoản chi phí thật sự cần thiết, số tiền dự tính tiết kiệm được và cuối tháng tổng kết xem bản thân đã làm được gì. Hãy chuyển tất cả sự tập trung vào những thứ bạn thực sự cần chi tiền.

Một chu trình Kakeibo dựa trên 4 câu hỏi sau:

– Bạn đang sẵn có bao nhiêu tiền?

– Bạn đang muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?

– Bạn chi tiêu bao nhiêu tiền?

– Bạn sẽ cải thiện chi tiêu bằng cách nào?

Dưới đây là các bước cụ thể:

Bước 1: Ghi chép lại tổng thu nhập 1 tháng và trừ đi các khoản tiền cố định như tiền điện, nước, thuê nhà, tiền gửi xe chung cư, phí dịch vụ hàng tháng… Bạn sẽ tổng kết được số tiền dành cho chi tiêu thiết yếu.

Bước 2: Xác định số tiền bạn muốn tiết kiệm trong tháng và để riêng khoản này. Chú ý,  đừng động vào khoản tiền này nhé.

Bước 3: Hãy chia ra khoản phải chi theo 4 hạng mục:

Tiền sinh hoạt: thực phẩm, điện, nước, tiền xăng xe, thuốc men…

Tiền giải trí: du lịch,xem phim, sách truyện…

Tiền thụ hưởng: mua sắm, ăn hàng, spa…

Tiền phát sinh: sự kiện quan trọng sinh nhật, ma chay hiếu hỉ, thăm đẻ…

Bước 4: Đặt ra mục tiêu của tháng như mua xe, du lịch, sửa nhà…

Bước 5: Hãy đặt ra những mục tiêu để tiết kiệm như hạn chế ăn ngoài hàng, giảm tiêu thụ thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp…

Bước 6: Cuối mỗi tháng, hãy giở sổ ra và theo dõi bạn đã làm được những gì và chưa làm được gì. Nếu khoản bạn đã chi tiêu < kế hoạch ban đầu, chính là khoản bạn tiết kiệm thành công thêm được cho tháng tới.

>>> Tìm hiểu thêm: Bất Động Sản Nhật Nam – Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Nhà Đầu Tư ?

Bất động sản Nhật Nam hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm quý báu để tiết kiệm, đầu tư trong thời đại dịch bệnh Covid-19 vẫn đang liên tục diễn biến phức tạp trong thời gian qua.

bài viết mới nhất

0 0 Phiếu bầu
Article Rating
Đăng Ký
Thông báo về
guest
0 Bình Luận
Phản hồi
Xem tất cả các bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x