--> Lập kế hoạch tài chính - 3 Quy tắc quản lý tài chính siêu thực Càng tiêu càng có tiền - Đầu Tư Bất Động Sản Nhật Nam
Trang chủ / Các Kênh Đầu Tư Tiền Nhàn Rỗi / Lập kế hoạch tài chính – 3 Quy tắc quản lý tài chính siêu thực Càng tiêu càng có tiền

Lập kế hoạch tài chính – 3 Quy tắc quản lý tài chính siêu thực Càng tiêu càng có tiền

Đăng ngày: 07/23/2021
Người viết: .Phòng Truyền Thông Nhật Nam
lap-le-hoach-tai-chinh

Lập kế hoạch tài chính – 3 Quy tắc quản lý tài chính siêu thực

Lập kế hoạch tài chính – 3 Quy tắc quản lý tài chính siêu thực 

Càng tiêu càng có tiền

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao người giàu ngày càng giàu và người nghèo ngày càng nghèo hay chưa. Câu trả lời nằm ở cách bạn quản lý  sự ra vào của đồng tiền. Trên thực tế vấn đề của sự giàu có không nằm ở việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà bạn giữ được bao nhiêu tiền rồi sau đó mới tính làm thế nào để tiền đẻ ra tiền. Mọi người giàu lên đó là vì họ biết cách quản lý tài sản một cách khoa học, lập kế hoạch tài chính một cách chi tiết. Vậy chúng ta phải làm gì để thay đổi số phận tiền bạc của mình, hãy cùng tìm hiểu ba nguyên tắc sau ngay sau đây nhé.

1. Tiết kiệm trước đầu tư sau

Nhiều người cho rằng đầu tư mới là cách tiền đẻ ra tiền. Nếu chỉ chăm chăm tiết kiệm sẽ không thể khá lên được. Tuy nhiên một trong những điều kiện quyên quyết để đầu tư là vốn. Không có tiền muốn làm gì cũng khó. Định nghĩa đầu tư đơn giản là sử dụng tiền nhàn rỗi mua tài sản với hy vọng nó sẽ sinh lời trong dài hạn.

Tiết kiệm trước đầu tư sau

Tiết kiệm trước đầu tư sau

Tiền nhàn rỗi không tự nhiên mà có, đây là khoản tiền chúng ta tích góp theo năm tháng , do đó trước khi nghĩ đến đầu tư cái gì hãy nghĩ cách tiết kiệm tiền để làm vốn cho tương lai. Khi bắt đầu tiết kiệm hãy bắt đầu với 5 đến 10 phần trăm thu nhập hàng tháng.

Ví dụ nếu bạn kiếm đc 10tr 1 tháng hãy để ra 500-1tr đồng tiết kiệm. Lưu ý đừng đợi đến cuối tháng mới bắt đầu tiết kiệm , hãy tiết kiệm sau khi nhận được lương.

2. Lập kế hoạch tài chính, chi tiêu hàng tháng

Nếu bạn không có thói quen lập kế hoạch tài chính chi tiêu hàng tháng hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Một kế hoạch tài chính chi tiết rõ ràng giúp bạn kiểm soát tốt dòng tiền ra và vào đồng thời việc ghi lại chi tiêu hàng tháng giúp chúng ta phân tích hành vi tiêu dùng trong quá khứ , hướng dẫn tiêu dùng trong tương lai. Trong kế hoạch chi tiêu hãy chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 danh mục với tỷ lệ phần trăm lần lượt là 50/30/20.

Quy tắc 50/30/20

Quy tắc 50/30/20

Cụ thể chính là:

Nhóm 50% – Các nhu cầu yếu tố cần thiết

Bạn cần dành phần lớn tài chính cá nhân của mình cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đó sẽ là những khoản như thực phẩm, thuê nhà, điện, nước, internet,…

Nếu các chi phí thiết yếu này vượt quá 50% thì bạn cần linh hoạt các khoản chi để hạn chế tối đa việc phải phá vỡ kế hoạch chi tiêu, trường hợp bất khả kháng bạn có thể cắt xén các khoản cho phí khác để phục vụ các nhu cầu thiết yếu.

Nhóm 30% – Nhu cầu chi tiêu cá nhân

Là các khoản chi cho cá nhân ngoài các danh mục thiết yếu mà bạn đã liệt kê ở nhóm trên bao gồm : du lịch, mua sắm, giải trí.

Nhìn chung, nhóm này linh hoạt là bởi trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có rất nhiều khoản phải chi dùng mà không thể kể tên, mục tiêu chung là giảm bớt chi phí ở nhóm linh hoạt và tăng nhóm tích luỹ lên.

Nhóm 20%: Nhóm tích luỹ – Mục tiêu tài chính

Đây là khoản dành để tích lũy, đầu tư cho tương lai. thông thường, nhóm này dùng để bỏ tiết kiệm, đầu tư vào các kênh sinh lời (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ,..), đầu tư cho giáo dục để có một vị trí tốt hơn cho tương lai. Giá trị khoản này càng lớn thì cuộc sống của bạn khi về hưu càng được đảm bảo. thực tế, chúng ta giàu lên từ số tiền 20 phần trăm tích lũy này.

Hoặc bạn có thể áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ như sau:

Quy tắc 6 chiếc lọ

Quy tắc 6 chiếc lọ

Mỗi chiếc lọ hay mỗi tài khoản sẽ có mục đích riêng. Nếu coi tổng thu nhập hàng tháng của bạn là 100% thì mỗi chiếc lọ này sẽ chiếm một khoản nhất định.

Lọ 1: Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%

Đây là lọ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu mỗi ngày của bạn và gia đình, như chi phí ăn uống, xăng xe, điện thoại, tiền học… Vì vậy, đây là lọ chiếm phần trăm cao nhất. Tác dụng của tài khoản này là để bạn biết được giới hạn chi tiêu, từ đó thay đổi lối sống cho phù hợp.

Lọ 2: Tài khoản tiết kiệm dài hạn 10%

Lập kế hoạch tài chính, chi tiêu hàng tháng

Lập kế hoạch tài chính, chi tiêu hàng tháng

Đây là khoản tiền tiết kiệm dành để chi tiêu cho những việc trong tương lai. Số tiền trong chiếc lọ này sẽ dành cho những mục tiêu dài hạn, lớn hơn của bạn như mua xe, mua nhà, đi du lịch nước ngoài hoặc sinh em bé… Nếu bạn có nhiều mục đích dài hạn, hãy chia nhỏ con số 10% này theo thứ tự ưu tiên quan trọng của bạn, tính xem trong bao lâu thì bạn sẽ đạt được mục tiêu đó và cố gắng thực hiện. Tác dụng của tài khoản này là để bạn thấy rõ được mục đích mình nhắm tới, và tiết kiệm tiền dần dần cho việc đó.

Lọ 3: Tài khoản giáo dục 5%

Đây là quỹ để bạn dành cho việc học hành của bạn và con cái, chẳng hạn như tôi dành để mua sách cho con, cho bản thân mình; hay tham gia một vài khóa học như: học ngoại ngữ, học khiêu vũ, học làm bánh… Tác dụng của tài khoản này là bắt bạn phải liên tục đầu tư vào chính bản thân mình, vì càng đầu tư vào kiến thức thì bạn sẽ càng sinh lời, chẳng bao giờ sợ lỗ.

Lọ 4: Tài khoản tự do tài chính 10%

Bạn có thể gọi nó là quỹ hưu trí cũng được bởi nó sẽ có ích cho bạn khi không đi làm nữa mà vẫn không cần phải phụ thuộc vào tài chính của người khác. Đây sẽ là khoản để bạn tham vào các hoạt động như mua cổ phiếu, đầu tư vào chứng khoán, hùn vốn để làm ăn với bạn bè hoặc thậm chí là mở công ty riêng của mình. Bằng cách này, bạn đã tạo ra “con ngỗng” đẻ trứng vàng để bạn sử dụng khi không còn “làm công ăn lương”. Sau này nếu 90% kia đã tiêu hết thì bạn vẫn luôn còn 10% này nguyên vẹn và sinh lời.

Lọ 5: Tài khoản hưởng thụ 10%

Đây là khoản tiền để bạn dành cho việc hưởng thụ, chăm lo cho bản thân tôi. Bạn có thể dùng tiền trong tài khoản này để mua vài cái váy đầm, thỏi son hay đơn giản là ăn món nào đó mà bạn thích.Tác dụng của tài khoản này là để bạn tự thưởng, từ đó có động lực làm việc hơn.

Lọ 6: Tài khoản từ thiện 10%

Đây là tài khoản mà bạn sử dụng để làm từ thiện giúp đỡ người khác hay đóng góp cho lợi ích cộng đồng. Tài khoản này có thể giảm xuống 5% nếu như bạn có nhiều thứ phải chi trả hơn nhưng phải nhớ luôn dành ra một khoản để giúp đỡ người khác.

Nếu áp dụng phương pháp 6 chiếc lọ này đúng cách, bạn không chỉ đủ ăn đủ mặc mà còn có thể chi tiêu vào việc ý nghĩa và tích cóp cho tương lai một cách dễ dàng.

3. Mua tài sản thay vì tiêu sản

Tiêu sản là gì

Tiêu sản là những thứ chỉ làm tăng chi phí cho bạn. Nếu bạn mua nhà bằng vay nợ mà căn nhà không phát sinh thu nhập thì đó là tiêu sản.

Tài sản là gì?

Tài sản là những thứ sẽ tạo ra lợi nhuận cho các bạn, làm thu nhập của bạn tăng lên , ví dụ như các chứng khoán sinh lãi, các bất động sản cho thuê các hàng hóa kinh doanh có lời.

Mua tài sản thay vì tiêu sản

Mua tài sản thay vì tiêu sản

Cột tài sản làm phát sinh nhiều thu nhập hơn số cần thiết cho các chi phí và chúng được đem đầu tư vào cột tài sản, cột tài sản sản sẽ ngày càng phát triển và vì vậy số tiền thu nhập sẽ ngày càng nhiều hơn. Người nghèo và giới trung lưu thường mua những thứ xa xỉ vì họ muốn trông có vẻ giàu có . Trông họ có vẻ giàu có thật nhưng thật sự họ giàu thật hay đang nợ ngập đầu thì không ai biết.

>> Xem thêm: 10 Bí quyết giúp tiền đẻ ra tiền – Đón đầu xu hướng đầu tư tài chính

Những người giàu họ sẽ xây cột tài sản của họ trước tiên, sau đó họ sẽ dùng thu nhập phát sinh từ cột tài sản để mua những thứ xa xỉ sau. Người nghèo và người trung xem việc đầu tư là một hành động mạo hiểm . Thật ra bản thân việc đầu tư không hề mạo hiểm. Chính vì thiếu sự thông minh và nhanh nhạy về tài chính, thiếu những kiến thức tài chính đơn giản chính là nguyên dẫn đến sự mạo hiểm. 

Những người giàu họ sẽ xây cột tài sản của họ trước tiên

Những người giàu họ sẽ xây cột tài sản của họ trước tiên

Quy luật quan trọng nhất là biết được sự khác nhau giữa tài sản và tiêu sản. Một khi bạn đã hiểu được sự khác biệt này hãy tập trung mọi nỗ lực để mua những tài sản có phát sinh thu nhập, cố gắng chiết giảm tiêu sản và chi phí xuống bạn sẽ có nhiều tiền hơn để đổ vào cột tiêu sản . Một cuộc sống dành cho việc đầu tư và giảm đến mức tối thiểu các tiêu sản sẽ đưa bạn đến với tự do tài chính.

Lý do chính tại sao bạn cần lập kế hoạch tài chính cá nhân 

1. Đảm bảo cho gia đình có cuộc sống đầy đủ

Đảm bảo cho gia đình có cuộc sống đầy đủ

Đảm bảo cho gia đình có cuộc sống đầy đủ

Có bao giờ bạn tự hỏi ‘Tháng này mình tiêu gì mà không xu nào hết? Tiền mình đi đâu hết?… Một khi có kế hoạch tài chính bạn sẽ trả lời cho bạn biết dòng tiền của mình sẽ đi như thế nào. Tháng này thu nhập của mình bao nhiêu, đã chi vào những khoản gì?.. để tránh chi tiêu quá hạn mức. Từ đó có thể đảm bảo cho mọi người trong gia đình có cuộc sống đầy đủ nhất với kế hoạch chi tiêu của mình.

2. Chuẩn bị cho những tình huống ngoài dự tính

Cuộc sống có những biến đổi bất ngờ mà chúng ta không thể biết trước được điều đó. Việc quản trị rủi ro không chỉ quan trọng đối với các công ty lớn và đối với cá nhân cũng rất quan trọng. Nhỡ đầu có một ngày bạn bất ngờ bị cho nghỉ việc,làm ăn thua lỗ, tai nạn, bệnh tật… Chẳng ai mong muốn điều đó xảy ra nhưng đó là quy luật tự nhiên. Với những khoản dự phòng, bạn sẽ không cần quá lo lắng khi gặp phải vấn đề này mà không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

3. Giúp bản thân bớt stress

Giúp bản thân bớt stress

Giúp bản thân bớt stress

Nếu bạn không có một bản kế hoạch chi tiêu hợp thì thì chắc chắn lúc nào cũng trong tình trạng stress vì không biết tiền đã đi đâu, về đâu, tại sao không tiêu gì mà tiền cũng hết. Nếu lúc nào trong đầu bạn cũng suy nghĩ liệu có kiếm đủ tiền để trả tiền thuê nhà và các hóa đơn. Cùng với cả tá VẤN ĐỀ lôi từ công ty về nhà thì bạn không bị “tẩu hỏa nhập ma” mới lạ đó. Vì vậy, lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn như là luyện tập thể dục vậy.

Việc quản lý tài chính cá nhân tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi nợ nần (nếu có), chủ động hơn trong các kế hoạch của cuộc sống. Với một bản kế hoạch tài chính bài bản, bạn sẽ cải thiện được cuộc sống của mình và dư giả hơn về kinh tế. Chính vì vậy hãy học cách quản lý tài chính khoa học ngay từ bây giờ nhé.

4. Giúp bạn đạt được mục tiêu

Giúp bạn đạt được mục tiêu

Giúp bạn đạt được mục tiêu

Cho dù ước mơ của bạn là điều hành doanh nghiệp của riêng mình, du lịch quanh thế giới, mua xe hay bất cứ điều gì, bạn đều sẽ cần tiền để thực hiện. Đối với hầu hết chúng ta – ngoại trừ những người siêu giàu – thì để có sẵn số tiền lớn như vậy cần có kế hoạch tài chính, ngân sách và tiết kiệm. Chính vì vậy quản lý tài chính hiệu quả sẽ góp phần giúp bạn chạm đến mục tiêu dài hạn của mình trong tương lai.

Hãy bắt đầu thay đổi bản thân, lập kế hoạch chi tiêu tài chính cho bạn thân một cách khoa học, chắc chắn bạn sẽ đảm bảo được cuộc sống và tự do tài chính.

>> Xem thêm: Kênh đầu tư Nhật Nam – Sự lựa chọn thông minh thời đại mới

 

 

 

bài viết mới nhất

0 0 Phiếu bầu
Article Rating
Đăng Ký
Thông báo về
guest
0 Bình Luận
Phản hồi
Xem tất cả các bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x